Cách xây dựng thương hiệu cho nhà hàng là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Không tạo dựng được thương hiệu, nhà hàng sẽ không thoát ra khỏi đám đông và mờ nhạt giữa nhiều lựa chọn ẩm thực trên thị trường hiện nay. Thương hiệu là toàn bộ trải nghiệm giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Nếu bạn còn chưa biết cách xây dựng thương hiệu cho một nhà hàng thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.
1. Thương hiệu là gì?
Thương hiệu có thể được xem là bản cam kết của nhà hàng đối với thực khách. Việc cung cấp một bữa ăn ngon, chất lượng là yếu tố quan trọng, thế nhưng việc món ăn của bạn có mang tới cho thực khách những trải nghiệm như thế nào lại là chuyện khác. Trải nghiệm thường bắt đầu bằng câu chữ, thiết kế và kết thúc bằng bữa ăn ngon. Các yếu tố này cần phải được gắn kết với nhau từ đầu tới cuối.
Một thương hiệu mạnh sẽ là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phát triển tốt hơn. Đó sẽ là cầu nối cảm xúc với khách hàng và tạo nên sự khác biệt cho nhà hàng của bạn so với những đối thủ khác.
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ những nhà hàng hay chuỗi nhà hàng phụ thuộc nhiều vào yếu tố bản sắc thương hiệu của họ mới quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, thế nhưng dù cho đó chỉ là một cửa hàng lưu động hay một số câu cửa hàng chuẩn Michelin đều nên làm thương hiệu.
Thương hiệu giữ vai trò quan trọng đối với các nhà hàng bởi nó giúp bạn có cơ hội thiết lập sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Sự trung thành đó đồng nghĩa với việc khách hàng tìm thấy điều gì đó riêng biệt, độc đáo từ nhà hàng của bạn.
2. Cách xây dựng thương hiệu cho nhà hàng
Việc tạo dưng uy tín, niềm tin là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu cho nhà hàng. Đó là phương tiện gắn kết nhà hàng với khách hàng, tạo nên ấn tượng riêng về nhà hàng. Thế nên, khi tạo dựng được niềm tin và uy tín trong khách hàng nghĩa là bạn đã đến gần với thành công trong việc tạo dựng thương hiệu nhà hàng.
2.1 Khách hàng mục tiêu
Điều đầu tiên cần làm là suy nghĩ về khách hàng mục tiêu của mình là ai. Bạn đang nhắm tới phục vụ gia đình, cặp đôi, doanh nghiệp hay kết hợp tất cả? Khách hàng bạn đang hướng tới phù hợp với phong cách truyền thống hay hiện đại? Giá cả phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn sẽ như thế nào? Đó là một số những câu hỏi bạn cần xem xét cho khách hàng mục tiêu của mình.
2.2 Xây dựng diện mạo của thương hiệu
Diện mạo thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn. Không chỉ có logo hay giấy tiêu đề mà diện mạo này còn bao gồm mọi thứ từ nội thất nhà hàng tới thực đơn.
Hãy thử tạo một bảng trình bày ý tưởng với tập hợp tất cả các thứ từ logo, màu sắc, thiết kế và cả những yếu tố thẩm mỹ liên quan khác. Bảng trình bày ý tưởng này sẽ giúp bạn thiết kế hình dung tổng thể về thương hiệu.
2.3 Đi tìm tiếng nói riêng, nhận diện riêng
Cá tính, cách phát ngôn và hành động sẽ làm nên nhận diện riêng cho nhà hàng của bạn. Hãy thử miêu tả thương hiệu với 3 từ cơ bản mà đầy đủ như thế bạn đang miêu tả về một con người. Sau đó miêu tả chi tiết từng tính cách cho tới khi hình thành rõ nét về cá tính của thương hiệu. Khi biết được thương hiệu thuộc dạng như thế nào thì sẽ dễ hình dung cách nói chuyện với khách hàng.
2.4 Liên kết thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Quy trình xây dựng thương hiệu là không bao giờ có điểm dừng bởi cuộc sống ngày càng hiện đại, bạn luôn phải thay đổi để bắt nhịp với cuộc sống. Thương hiệu của bạn nên xuất hiện rõ ràng trên mọi thứ khách hàng có thể nhìn, nghe và đọc.
Khi khách hàng bước vào nhà hàng của bạn, hình ảnh về thương hiệu của bạn nên được trưng bày ngay từ lối đi, cánh cửa cũng như thông qua tương tác con người. Mọi thứ từ danh thiếp đến quảng cáo, những thứ trưng bày trên bàn an cần phải có logo. Cần đảm bảo thương hiệu được nhận diện như nhau ở mọi nơi trên nền tảng digital. Tạo ra sự đồng nhất trong hình ảnh như phông chữ, màu sắc, cách dùng logo, hình ảnh,…
Website chính là công cụ quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của bạn. Khi thiết kế web, bạn có thể thêm thông điệp, cá tính vào content. Thêm hình ảnh thương hiệu trên những trang profile trên mạng xã hội và dùng tông giọng đã chọn để thu hút người dùng.
Video cũng được xem là một công cụ đắc lực dành cho bạn. Facebook Live, Facebook Video, YouTube, Instagram Stories,…đều là những nền tảng cần content mang đậm tông giọng và cá tính thương hiệu.
Nếu bạn sử dụng podcast audio thì hãy trung thành với chủ đề bao trùm thông điệp, tông giọng và giá trị của thương hiệu đó.
2.5 Tên thương hiệu
Tên thương hiệu rất quan trọng, đó là yếu tố thực khách nhắc tới đầu tiên nếu muốn tìm kiếm hoặc giới thiệu tới bạn bè về thương hiệu của bạn. Cái tên cần nói lên được cá tính của nhà hàng, dễ đọc, dễ nhớ đối với khách hàng.
Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của thực khách đối với nhà hàng của bạn, về món ăn bạn phục vụ và tất cả những gì họ có thể mong đợi khi tới với nhà hàng của bạn.
2.6 Logo
Có thể các biểu tượng là thành phần chính của logo, thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng cần thiết. Trên thực tế, nếu phông chữ được lựa chọn phù hợp cũng có thể mang tới hiệu quả cao trong việc tiếp thị thương hiệu trên menu, trang web và quảng cáo.
Hình ảnh là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Tạo logo và tagline thương hiệu cũng là một trong những bước thú vị. Logo sẽ xuất hiện khắp mọi nơi liên quan tới nhà hàng của bạn, là danh thiếp, hình ảnh nhận diện thương hiệu.
Vì thế, hãy sẵn sàng chi tiền và dành thời gian để tạo ra logo thật độc đáo, từ đó củng cố hình ảnh nhận diện cho nhà hàng của bạn. Bạn cũng có thể thuê thiết kế chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm để giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn.
Bên cạnh đó, một thiết kế chuyên nghiệp sẽ biết rõ các tiêu chuẩn để phát triển thương hiệu, từ đó đảm bảo tính nhất quán khi sử dụng logo trong tương lại như về phông chữ hay màu sắc.
Một logo cần đạt những tiêu chuẩn như sau:
- Tông màu
- Kích thước, bố cục của logo
- Phông chữ
- Phong cách hình ảnh
- Icon
- Các yếu tố web khác
2.7 Website
Ứng dụng công nghệ trong ngành Fnb đang được áp dụng rộng rãi, đối với việc quảng bá nhà hàng thì không thể không có website riêng. Tuy nhiên, bạn đã đầu tư để làm website nhà hàng nhưng đó chưa phải là điều ảnh hưởng quá nhiều tới sự thành công của nhà hàng, thế nhưng đó cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp.
Website của bạn có thể sẽ là ấn tượng đầu tiên khách hàng có được về nhà hàng của bạn, thế nên việc chuẩn SEO website qua hình ảnh, ngôn từ để thu hút người dùng là rất quan trọn nếu bạn muốn thành công với website của mình. Hãy đầu tư cho trang web của mình để đặt tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.
2.8 Đồ ăn
Yếu tố cuối cùng trong xây dựng thương hiệu nhà hàng là thực đơn. Từ những thành phần bạn sử dụng tới tên từng món ăn đều thể hiện tiếng nói thương hiệu cho nhà hàng của bạn. Thế nên, hãy cố gắng cân nhắc mọi quyết định để đảm bảo tính toàn vẹn cho thương hiệu nhà hàng. Hãy cân nhắc tập trung vào nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu nếu nhà hàng của bạn được định vị là nhà hàng xanh.
Xây dựng thương hiệu từ những bước nào:
Một món ăn hoàn hảo có thể tạo ra đặc trưng cho nhà hàng sẽ là một trong những gợi ý tuyệt vời để bắt đầu xây dựng thương hiệu.
Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể bắt đầu với danh sách những nhà hàng yêu thích của bạn, nó có thể giúp bạn xác định những yếu tố thu hút nhất. Cố gắng phân tích cách mà nhà hàng đã làm để bạn cảm thấy thích thú và những điều cụ thể tạo nên cảm giác đó. Mặc dù việc sao chép hoàn toàn từ thương hiệu khác không phải là cách tiếp cận hiệu quả, thế nhưng lấy cảm hứng từ một nhà hàng bạn yêu thích lại là điều thú vị đấy.
Đảm bảo sự thống nhất về mặt thương hiệu:
Bạn phải gắn kết và đảm bảo tính thống nhất của thương hiệu sau khi đã xác định được đầy đủ những yếu tố để xây dựng nên thương hiệu của nhà hàng. Chẳng hạn, bạn sẽ phục vụ món thịt thăn bò trên đĩa giấy và chơi một bài nhạc đồng quê tại một nhà hàng Ý. Bất kỳ sự sai lệch nào so với định hướng nhà hàng cũng sẽ được xem là nguyên nhân dẫn tới việc bị mất đi cá tính riêng.
Khách hàng sẽ rất dễ nhầm lẫn trong cách quảng bá thương hiệu không nhất quán, điều đó cũng làm ảnh hướng tới việc nhận diện thương hiệu của bạn.
Mỗi nhà hàng đều sở hữu một thương hiệu riêng, nếu bạn dành càng nhiều thời gian chăm chuốt cho từng yếu tố thương hiệu của bạn thì bạn càng có nhiều khả năng được công nhận và đánh giá cao từ khách hàng. Hi vọng với những cách xây dựng thương hiệu cho nhà hàng chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu hiệu quả hơn, thu hút khách hàng hơn nhé!