Cách đặt tên web thương hiệu – Domain tên miền phù hợp

“Nhãn hiệu của ta đứng độc lập trên Internet, vậy ta nên đặt cho nó một cái tên ấn tượng”

Những nhãn hiệu với những cái tên thông dụng ồ ạt ra đời trên mạng là bàn đạp cho những nhãn hiệu xuất hiện sau đó. Nếu bạn tạo lập một trang web hay với một ý tưởng hay và một nhãn hiệu tốt, trang web của bạn sẽ có tính cạnh tranh cao.

Nhãn hiệu của bạn đứng tách biệt trên mạng và là tài sản có giá trị nhất. Chỉ khi nào truy cập vào trang web chúng ta mới biết được trang web đó chứa nội dung gì. Đây là một trong những khác biệt cơ bản giữa thị trường trực tuyến trên Internet và thị trường thực.

Khi phải lựa chọn một tên nhãn hiệu cho trang web của mình, điều đầu tiên bạn phải tự hỏi xem danh từ chung thể hiện loại dịch vụ hay hàng hóa trang web của bạn cung cấp thuộc chủng loại gì. Đó chính là từ mà bạn không nên đặt cho trang web của mình.

Vậy tên của trang web cần “riêng” tới mức nào?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng về việc chọn tên miền trước khi làm web được chia sẻ bới các công ty thiết kế website chuyên nghiệp. Thứ nhất và cũng là điều quan trọng nhất, tên trang web của mình phải được coi là một tên riêng, Thứ hai, tên trang web của bạn phải “riêng” hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng đồng thời bạn cũng cần cân nhắc những yếu tố sau:

1. Tên nhãn hiệu cần ngắn gọn:

Trong kinh doanh trực tuyến, ngắn gọn là một nhân tố có khi còn quan trọng hơn so với kinh doanh trên thị trường thực. Khách hàng của bạn cần phải gõ tên trang web của bạn vào trình duyệt nên tên trang web cần ngắn gọn và dễ đánh vần.

Hãy sử dụng một danh từ chung chỉ thể loại hàng hóa hay dịch vụ bạn kinh doanh, sau đó cô đọng nó lại. Nhưng cũng cần lưu ý rằng cô đọng mà phải đơn giản, dễ nhớ. Nếu bạn viết nhầm tên hay địa chỉ của người nhận, chắc chắn dịch vụ bưu điện sẽ từ chối chuyển thư. Tuy nhiên, để truy cập vào một trang web, anh phải gõ chính xác tuyệt đối. Không thể thiết một dấu chấm hay bỏ qua một dấu gạch ngang.

Khi phải lựa chọn một nhãn hiệu trong số một vài nhãn hiệu đều có vẻ hay, thì tốt nhất hãy chọn cho trang web của mình một tên lóng. Khách hàng sẽ cảm thấy dễ gần với một nhãn hiệu khi họ có thể sử dụng tên hiệu đó chứ không phải tên đầy đủ của nhãn hiệu đó.

2. Tên nhãn hiệu cần đơn giản:

Đơn giản không có nghĩa là ngắn gọn. Đơn giản hóa là việc thay đổi cấu trúc từ ngữ của nhãn hiệu. Một từ đơn giản chỉ chứa vài chữ cái và lặp lại nhiều lần.

Coca-Cola là một cái tên vừa ngắn vừa đơn giản. Mặc dù cái tên chứa tám chữ cái, nhưng nó cũng chỉ sử dụng bốn chữ trong bảng chữ cái. Thêm vào đó, cái tên lại có từ đồng âm “co”. Ngược lại, Pepsi-Cola lại là một cái tên phức tạp hơn Coca-Cola. Pepsi-Cola sử dụng tám chữ cái để tạo thành một từ có chín chữ cái (lặp chữ “p”).

Một số người chỉ trích quyết định của hãng Nissan khi thay đổi nhãn hiệu trên thị trường Mỹ từ Datsun thành Nissan. Nhưng xét từ góc độ nhãn hiệu, Nissan là một cái tên tuyệt vời. Mặc dù cả hai cái tên đều gồm sáu chữ cái, nhưng Datsun cần sáu chữ cái khác nhau còn Nissan chỉ cần bốn. (Ngày nay, hiếm khi bạn nghe thấy người nào đó sử dụng cái tên Datsun).

3. Nhãn hiệu phải thể hiện được loại hàng hóa/ dịch vụ:

Đây là một nghịch lý. Để có được một nhãn hiệu mạnh trên mạng, bạn phải có một nhãn hiệu riêng. Mặt khác, nhãn hiệu phải thể hiện được loại hàng hóa hay dịch vụ bạn cung cấp mà không mắc phải lỗi dùng từ thông dụng.

Điều này quả thật không dễ dàng. Rút gọn từ thông dụng là một cách hay để đạt được cả hai mục đích. Cách khác là thêm vào một từ “lạ hoắc” hoặc riêng vào danh từ thông dụng.

Hơn nữa, các SE (Search engine) thường dò tìm dựa trên các permalink (đường dẫn) thứ tự ưu tiên là tìm từ trái qua phải, thế nên web bạn sẽ có cơ hội xuất hiện ở trang nhất nhiều hơn nếu từ khóa tìm kiếm trùng với tên domain của bạn. Ví dụ người dùng tìm kiếm từ khóa “vận chuyển hàng nguy hiểm”, Search Engine (Google) thường sẽ chọn những website có tên miền như vanchuyenhangnguyhiem.vn, vanchuyenhanghoa.com,… để cho lên top đầu và trả kết quả tìm kiếm về cho người dùng, đó là cách công cụ Google xếp hạng website.

Vd: khi bạn tìm từ “domain” hay “ten mien” thì sẽ thấy những trang như: domain.com, tenmien.com hiển thị ngay ở trang đầu.Nếu có thể, hãy đặt tên domain trùng với tên mà mọi người đều có thể đọc được và biết đến nó dù cho họ là người nước ngoài. Vd: Amazon.com, Hellowold.vn, Alibaba.com…

4. Nhãn hiệu phải độc đáo:

Độc đáo chính là chìa khóa giúp nhãn hiệu dễ nhớ hơn. Về mặt lý thuyết, một danh từ chung hay một từ thông dụng không phải là từ độc đáo. Không thể sử dụng một danh từ chung để xác định một người, một vật hay một nơi chốn cụ thể giống như chức năng của danh từ riêng. Ví dụ như Công ty TNHH Mona Media sử dụng tên miền monamedia.co, vừa dễ nhớ vừa đúng vào trọng tâm là tên thương hiệu của Mona Media. Vì thế, nếu sử dụng một danh từ chung để đặt tên cho một trang web, chắc chắn mọi người sẽ không ấn tượng với trang web đó.

5. Nhãn hiệu có âm điệu hoặc có từ láy:

Tâm trí làm việc nhờ vào âm thanh của các từ, chứ không phải hình ảnh hay hình dạng của những từ đó. Nếu muốn ai đó ghi nhớ điều gì, hãy tạo ra nhịp điệu. Ví dụ: “Càng ngắm càng yêu”, “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Trang web của bạn sẽ dễ nhớ hơn khi tên của nó là một từ láy hoặc dùng biện pháp lặp.

6. Nhãn hiệu phải dễ đọc:

Lần cuối cùng bạn mua một món hàng nào đó do đọc quảng cáo hay tin tức về sản phẩm đó là khi nào? rất nhiều người không nhớ nổi mình đã mua món đồ đó chỉ vì quảng cáo. Phải chăng điều này có nghĩa là quảng cáo không có hiệu quả? Không phải vậy. Phần lớn mọi người mua sản phẩm hay dịch vụ vì họ nghe từ bạn bè, hàng xóm hay người thân. Truyền miệng là phương pháp hiệu quả nhất trong số các phương tiện truyền thông. Nhưng làm thế nào để có được người đầu tiên truyền miệng thông tin về sản phẩm của bạn? Tất nhiên phải nhờ vào quảng bá hay quảng cáo.

Chắc chắn rằng cứ mười lời quảng cáo truyền miệng thì sẽ có hiệu quả. Tỷ lệ 1/10 này là giữ nguyên đối với nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ.

Tuy nhiên, có những công ty sử dụng những nhãn hiệu khó đọc và một số công ty lại chọn những cái tên thông dụng – điều này tỏ ra không hiệu quả với phương thức truyền miệng.

Không nên sử dụng một cái tên có cả số lẫn chữ cho nhãn hiệu, sẽ không có hiệu quả vì khó nhớ.

7. Nhãn hiệu phải gây ấn tượng:

Nếu muốn khách hàng nhớ được nhãn hiệu Internet của mình, bạn cần phải tạo ra một nhãn hiệu ấn tượng hoặc chứa đựng nhân tố gây bất ngờ. Yếu tố “ấn tượng” làm cho nhãn hiệu trở nên dễ nhớ hơn, vì nó đã đưa được yếu tố cảm xúc vào đó.

8. Nhãn hiệu cần phải được cá nhân hóa:

Hẳn nhiên là một nhãn hiệu không thể nào hội tụ đủ tám chiến lược đặt tên nhãn hiệu này, bao gồm cả chiến lược cá nhân hóa. Nhưng khi điều kiện cho phép, bạn nên đặt tên trang web của mình là tên cá nhân nào đó. Chiến lược này có một số ưu điểm. Thứ nhất, nó đảm bảo trang web của bạn là một danh từ riêng. Thứ hai, nó hỗ trợ cho việc quảng bá trang web của bạn.

Nhãn hiệu là những cái tên không có sức sống, câm lặng và lạnh lẽo. Chỉ có con người mới có thể tạo ra chiến lược, vị trí và mục tiêu cho nhãn hiệu. Tất cả các nhãn hiệu đều bắt đầu với cái tên. Nếu bạn chọn cái tên thỏa mãn cả tám chiến lược đặt tên trên thì bạn đang đi đúng hướng để xây dựng một nhãn hiệu trực tuyến thành công rồi đấy.

Tuy nhiên, không phải dễ dàng tìm ra một tên web thương hiệu như ý còn phải tính đến sự cạn kiệt tên miền.

ThietKeWebThuongHieu.com chúc bạn chọn được cho mình một tên web thương hiệu thật hài lòng.

“Thương hiệu bắt đầu từ cái tên
Thương hiệu trực tuyến bắt đầu từ tên miền – domain”

Tham Khảo thêm:

Một số đuôi tên miền phổ biến:

– .com: là kí hiệu viết tắt của từ “commercial”, nghĩa là thương mại, là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu một tên miền loại này bởi vì nó khẳng định vị thế cao của doanh nghiệp trên mạng Internet.

– .net: viết tắt của từ “network”, nghĩa là mạng lưới, thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website, và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet. Ngoài ra, các công ty cũng thường chọn tên miền .net cho các website trên mạng Intranet

– .org: viết tắt của từ “organization”, có nghĩa là tổ chức, thường được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại.

– .biz: thường được sử dụng cho các trang web nhỏ, các trang thương mại điện tử của một số cửa hàng nhỏ, web giải trí về nhạc, phim…

– .info: viết tắt của từ “infomation”, có nghĩa là thông tin, thuờng được đặt tên cho các trang web “tài nguyên” có uy tín và là dấu hiệu nhận biết một trang web tài nguyên. Đây cũng là phần mở rộng phổ biến nhất ngay sau các loại tên miền .com, .net và .or

– .gov: tên miền dành cho các cơ quan tổ chức thuộc chính phủ

– .edu: tên miền dành cho các tổ chức giáo dục, trường học…

Và những tên miền quốc gia (.vn, .com.vn…) thường được người trong nước tin tưởng hơn là tên miền quốc tế(.com, .net, .org…)

Những tên miền mới xuất hiện:

– .tv: dành cho các công ty truyền thông, các đài truyền hình

– .mobi: dành cho các công ty viễn thông, công ty sản xuất thiết bị di động…

– .name: là một loại tên miền đặc biệt chỉ sử dụng cho các cá nhân. Nó thường được sử dụng để mọi người dễ nhớ địa chỉ email hoặc website cá nhân của một người nào đó và thường trình bày những hình ảnh hay các thông tin cá nhân về người này.

– .asia: dành cho khách hàng, tổ chức thuộc khu vực châu á

– .tk: tên miền thuộc chủ quyền của nước Tokelau. Là một tên miền cho phép đăng ký miễn phí, trước đây, người dùng chỉ có thể sử dụng chức năng redirect tên miền nầy tới blog/website của họ mà thôi. Gần đây dot.tk đã cho người dùng sử dụng chức năng DNS để gắn tên miền nầy vào host hoạt động như một website riêng

– .mp: là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Quần đảo Bắc Mariana. Trong khi có một số ít trang liên quan đén Quần đảo Bắc Mariana (như trang chính phủ dưới .gov.mp và một ít trang ở .org.mp và .com.mp), bạn có thể đăng kí miễn phí tên miền này thông qua trang chi.mp

– .xxx: tên miền này đang được một công ty xin giấy phép để quản lý, nhưng tới giờ hình như vẫn chưa được ICANN cấp phép.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *